Từ bản vẽ thiết kế tổng thể, triển khai thành bản vẽ lắp ráp các kết cấu.
– Kiểm tra tính hợp lý và sự va chạm giữa các chi tiết trong kết cấu.
– Kiểm tra các mối lắp ghép và sự liên kết giữa các chi tiết với nhau.
– Xác nhận mối liên quan giữa hàng ngàn chi tiết khác nhau, đảm bảo kết cấu khi hoàn thành và lắp ráp sẽ thoả mãn sự mong đợi của khách hàng.
Từ bản vẽ lắp ráp triển khai thành các bản vẽ chi tiết cụ thể, phục vụ cho quá trình gia công sản phẩm một cách chính xác và đảm bảo chất lượng.
– Ghi các thông số kích thước, chỉ thị các thông số kỹ thuật cho chi tiết.
– Liệt kê các vật liệu cần thiết cấu thành nên chi tiết (liệt kê cụ thể kích thước vật liệu, số lượng, phương pháp gia công, khối lượng…)
Tạo bản vẽ chi tiết mặt bằng và những bản vẽ liên quan của khâu thiết kế sơ bộ.
– Bản vẽ chi tiết các mặt cắt bằng: bản vẽ thể hiện từ tổng thể đến từng bộ phận của công trình, và thể hiện một cách chi tiết ngăn cách phòng, hình dạng và bố trí cửa v.v… để thi công thực tế các công trình kiến trúc.
– Bản vẽ triển khai các mặt đứng: bản vẽ nhìn từ hướng chính diện của các mặt tường trong phòng, thể hiện thiết kế trong mỗi phòng và các bố trí theo phương thẳng đứng của cửa v.v…
Dựa vào bản vẽ cấu tạo cơ bản, các dữ liệu tính toán thiết kế và các tài liệu chỉ thị kèm theo tạo ra các bản vẽ chi tiết như dầm cầu, sàn thao tác đi lại kiểm tra, hệ thống thoát nước, tấm sàn cầu, hệ thống co giãn tiếp nối cầu…. Tạo các dữ liệu chỉ thị vật liệu, thống kê số lượng vật liệu, tính toán diện tích sơn…